Điều trị xương khớp

Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.

Chữa gút bằng phương thuốc nam (dân gian thường dùng)

Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.

Uống nước lá tía tô là vị thuốc nam được nhiều bệnh nhân gút lựa chọn


Tuy nhiên, tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau trong khi các vị thuốc nam này chỉ có tác dụng chung chung nên khó điều trị triệt để. Thời gian điều trị kéo dài dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ giữa chừng. Việc bỏ dở sẽ khiến gút bùng phát mạnh hơn, dễ biến chứng hơn.

Xem thêm:

>> Thuốc điều trị bệnh gút có an toàn không?

>> Bệnh gút ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?

Chữa gút bằng Tây y

Trước kia, Tây y điều trị bệnh gút chủ yếu bằng colchicin. Loại thuốc này cho tác dụng nhanh, giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, người dùng thuốc dễ gặp tác dụng phụ như nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Ngày nay, các bác sĩ có xu hướng dùng nhóm chống viêm không steroid như mobic, diclofenac, meloxicam, celecoxib… Thuốc cho hiệu quả tốt, giúp giảm đau nhanh trong cơn gút cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn như tăng men gan, suy giảm chức năng thận, phù chân, đặc biệt gây viêm dạ dày nên cần thận trọng khi sử dụng.

Bên cạnh các thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh gút trên, người bệnh còn cần dùng thuốc hạ axit uric đều đặn theo chỉ định. Dùng thuốc ngay khi có dấu hiệu đỏ hoặc đau và không thể bỏ thuốc. Bởi Tây y không thể chữa dứt điểm bệnh gút nên người bệnh cần dự phòng thuốc, để thuốc ở nơi thuận tiện và kiêng khem trong ăn uống để phòng ngừa những cơn đau do gút có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Chữa gút bằng Đông y

Theo quan điểm Đông y, bệnh gút (bệnh thống phong) được xếp vào phạm vi chứng “Tý thống”. Bệnh xảy ra “do dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn thấp tà khí thừa lúc hư xâm nhập vào cơ thể, chính khí lưu thông bị tắc, sinh khí huyết ngưng trệ lâu ngày thành chứng tý”.

Đặc biệt, nam giới ở tuổi 40 trở lên, nhất là những người chức năng can tỳ thận đã suy yếu, lại lạm dụng những thức ăn bổ béo, uống nhiều rượu bia, hay lo nghĩ phiền uất càng hại đến nguyên khí, dẫn đến tỳ thận hư suy vận hóa kém sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày sinh thấp nhiệt ứ kết mà đau tại khớp.

Do đó, việc điều trị bệnh gút trong Đông y thường bám sát vào những căn nguyên gây bệnh và giai đoạn phát triển của bệnh. Thuốc chủ yếu dùng để thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp, hướng tới hoạt huyết, bồi bổ khí huyết, nâng cao chức tăng can thận, tăng cường chính khí. Đối với từng giai đoạn, từng thể trạng của người bệnh, các y bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh bài thuốc cho phù hợp, để bệnh mau khỏi và nâng cao thể trạng người bệnh.

Nguồn internet
Như chúng ta đã biết, tê mỏi chân tay là triệu chứng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần hỗ trợ điều trị. Nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh lành tính dễ hỗ trợ điều trị đến bệnh phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng.

Thông thường, tê mỏi chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Xem thêm:

>> Mẹo chữa tê chân hiệu quả bất ngờ

>> Tê tay sau khi sinh có nguy hiểm không? 

Nguyên nhân gây tê mỏi chân tay

Lý giải nguyên nhân gây tê mỏi chân tay, Đông y và Tây y có những cách giải thích khác nhau. Theo Tây y, tê mỏi chân tay là hậu quả của nhiều chứng bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hội chứng viêm ống cổ tay gây chèn ép và tổn thương mạch máu và dây thần kinh.


Ngoài ra, những bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo phì, thiếu vitamin và khoáng chất… cũng dễ gây tê mỏi chân tay.

Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê mỏi chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ.

Theo Đông y, tê mỏi chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.

🌵 Hỗ trợ điều trị chứng tê mỏi chân tay theo Đông y
Tê mỏi chân tay dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan để bệnh tiến triển nặng và kéo dài, người mắc sẽ xuất hiện triệu chứng yếu liệt, teo cơ và khó hỗ trợ điều trị phục hồi.

Hiện nay, phương pháp hỗ trợ điều trị tê mỏi chân tay đã có nhiều tiến bộ và lựa chọn. Hỗ trợ điều trị tê mỏi chân tay cần kết hợp Đông Y và Tây Y.

Khi bị đau cấp tính, người bệnh nên ưu tiên dùng thuốc Tân dược để giảm đau ngay. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài do tác dụng phụ của chúng, nhất là trên đường tiêu hóa cũng như gan, thận.

Về lâu dài và cách thông minh nhất, người bị tê mỏi chân tay nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc Đông y do tính an toàn, cũng như hiệu quả hỗ trợ điều trị cao.

6 bài thuốc Đông y trị tê nhức chân tây cực hiệu quả

Ngải cứu trắng

Bạn có thể lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp.

Mối khi khớp bị sưng, hoặc te mỏi chân tay, bạn hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Mối khi khớp bị sưng, hoặc te mỏi chân tay, bạn hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Ảnh minh họa.

Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng


Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút.

Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

Đu đủ, mễ nhân sống

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

Lá lốt

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Cỏ trinh nữ

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

 Tác dụng có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người! Hãy đến phòng khám xương khớp Mayo để giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về câu hỏi khám xương khớp ở bệnh viện nào tốt tphcm.

Nguyên nhân gây đau khớp

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động.

Khi tuổi càng cao thì các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

Những người lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.


Triệu chứng của các bệnh đau khớp

Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.

Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.

Bệnh viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Ai là người hay mắc bệnh đau khớp?

Ai cũng có thể bị đau khớp. Nhưng thường là những người cao tuổi do xương, khớp không còn chắc khỏe dẫn đến thoái hóa, loãng xương.

Ngoài ra, những người có dị dạng khớp, thừa cân béo phì, chấn thương khớp, khi trẻ lao động nặng thì đến tuổi trung niên hoặc về già cũng dễ mắc bệnh này.

Những người bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Xem thêm:

>> Tê tay sau khi sinh chữa ở đâu tốt tại TP. HCM?

>> Mẹo chữa tê chân có hiệu quả không?

Phương pháp chữa bệnh đau khớp

1. Dùng thuốc giảm đau:

Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay acetaminophen, đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ trước khi muốn sử dụng loại thuốc nào. Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng thuốc là con dao hai lưỡi, bởi vậy sẽ không có lợi cho bạn nếu quá lạm dụng thuốc giảm đau.

2. Sử dụng biện pháp châm cứu:

Châm cứu là một phương pháp có tác dụng đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc chứng đau xương khớp mà nhất là chứng viêm khớp mãn tính. Bạn không nhất thiết phải quá phụ thuộc vào thuốc hay phải “miễn cưỡng” chấp nhận những ca phẫu thuật để hy vọng cải thiện tình trạng sức khoẻ mà có thể áp dụng liệu pháp châm cứu, đơn giản, ít tốn kém mà đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

3. Luyện tập:

Luyện tập được xem như một liều thuốc quý, rất có ích đối với sức khỏe con người và đặc biệt cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau nhức. Có rất nhiều hình thức luyện tập mà bạn có thể lựa chọn phù hợp theo độ tuổi, sức lực và sở thích, ví như những môn thể thao bơi lội, aerobic hay chỉ đơn giản là hình thức đi bộ. đi xe đạp nhẹ

Cách phòng bệnh đau khớp

Thường xuyên vận động: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

Căng duỗi: Căng duỗi khopsẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.

Chế độ ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.

Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Cần uống nước đầy đủ, nhất là về mùa đông không nên ngại uống nước.

Hãy đến phòng khám xương khớp Mayo để giúp bệnh nhân giải đáp thắc mắc khám xương khớp ở bệnh viện nào tốt tphcm và để điều trị bệnh kịp thời, tránh gây ra những biến chứng sau này!

Nguồn internet
Đau cơ thắt lưng là bệnh phổ biến hiện nay, chúng đe dọa mọi đối tượng ở rất nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên con số thống kê thực tế cho thấy tỷ lệ nam giới mắc chứng đau lưng cao gấp hơn 3 lần nữ giới. Bệnh đau lưng tuy không gây chết người nhưng nếu để thành mạn tính sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống. Biết được những nguyên nhân gây bệnh đau lưng ở nam giới sẽ giúp bạn phòng và điều trị chúng hiệu quả hơn.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU LƯNG Ở NAM GIỚI TRẺ TUỔI

Chữa bệnh đau lưng là 1 cuộc chiến cam go chưa có hồi kết, dù có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bất cứ ai khi gặp phải căn bệnh này đều rất khổ sở với những cơn đau khó chịu. Đau lưng dù ít hay nhiều cũng đều ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, với nam giới – những người được coi là trụ cột của gia đình thì bệnh đau lưng khiến họ suy giảm sức khỏe, cản trở công việc, đôi khi còn ảnh hưởng đến cả những người khác trong gia đình.

ĐAU LƯNG Ở NAM GIỚI DO HÚT THUỐC LÁ

Theo thống kê, người hút thuốc có tỉ lệ đau mỏi lưng cao hơn 2-3 lần so với người không hút thuốc, bởi vì chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm cho huyết quản thu co, từ đó làm cho thành phần dưỡng chất của dinh dưỡng xương sống giảm, chức năng sụn đệm cột sống của xương cột sống dần dần bị thoái hoá… Người bệnh hút thuốc thường dễ bị loãng xương và sự gia tăng các thành phần hóa học trong máu dẫn tới các cơn đau lưng.

>> Triệu chứng đau cơ thắt lưng có nguy hiểm không?

>> Đau cơ thắt lưng bên trái có nguy hiểm không?

ĐAU LƯNG DO BỤNG PHỆ

Đàn ông béo thường có bụng phệ và nó làm tăng áp lực lên cột sống. Khi đó, để giữ cân bằng cơ thể, các cơ ở lưng gần cột sống phải gắng sức nhiều hơn. Cơ thể người bệnh lúc này giống như cái bập bênh mà điểm tựa là cột sống, phía bụng nặng sẽ là lực níu xuống, trong khi các cơ lưng gần cột sống phải gân lên để giữ thăng bằng. Lúc đầu, các cơ này còn khỏe và vượt qua được, nhưng lâu ngày không chịu nổi dẫn đến bệnh đau lưng ở nam giới.


TƯ THẾ SINH HOẠT SAI

Tư thế sinh hoạt không hợp lý, thời gian và cường độ sinh hoạt quá mức khiến cho các gân cơ vùng thắt lưng bị co cứng bất thường, thậm chí các dây chằng cột sống có thể bị căng giãn đột ngột từ đó phát sinh chứng đau lưng. Điều này càng dễ xảy ra ở vào lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trong quá trình thoái hóa.

ĐAU LƯNG LIÊN QUAN ĐẾN CỘT SỐNG

Đa số các nguyên nhân gây đau lưng được xác định là do các bệnh từ cột sống như thoái hóa, gai, thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ là trở thành bệnh mãn tính, vô cùng dai dẳng và đau đớn.

ĐAU LƯNG DO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến thiếu các chất khoáng như canxi, phốt pho, kali và magiê… có thể dẫn tới bệnh loãng xương, làm cho xương cột sống xốp và dễ tổn thương.

ĐAU LƯNG DO THẬN YẾU

Cơn đau này sinh ra bởi tình trạng vỏ bọc thận bị căng cứng đột ngột do sỏi bị nghẽn ở niệu quản (ống dẫn tiểu đi từ thận xuống bọng đái. Bệnh nhân đau lăn lộn nằm, đứng không yên, đau gập người lại.

ĐAU LƯNG DO BỆNH BẨM SINH

Đó là chứng vẹo cột sống (cột sống bị uốn cong và chỉ gây đau lưng khi bước vào tuổi trung niên), trượt đốt sống (bẩm sinh), viêm khớp…

Nguồn internet

Cách chữa đau cổ do nằm sai tư thế

Tư thế ngủ không đúng, nằm giường nệm mềm và gối đầu cao sẽ khiến cổ bị lệch về một bên, các cơ vùng cổ như cơ thang, cơ ức đòn chũm bị căng giãn kéo dài, máu huyết kém lưu thông, các khớp và dây thần kinh cũng bị ảnh hưởng dẫn đến đau cứng cổ. Nếu tình trạng này kéo dài và không được điều chỉnh kịp thời, người bệnh có thể bị đau cổ vai gáy mạn tính, đồng thời ảnh hưởng đến đốt sống cổ, gây thoái hóa cột sống cổ… khiến cơn đau trở nên dai dẳng hơn.

Nếu trường hợp này chỉ mới xuất hiện lần đầu hoặc không thường xuyên, người bệnh có thể chữa đau cổ do nằm sai tư thế bằng các biện pháp sau đây:

1/ Chườm nóng hoặc xoa bóp vùng cổ


Người bệnh có thể dùng túi chườm nóng chườm lên vùng cổ hoặc dùng cao dán để giảm đau tức thời. Bên cạnh đó, dùng tay xoa bóp, gõ vuốt vùng cổ, vai, gáy nhiều lần cũng giúp làm giãn cơ và tăng cường máu đến cơ bắp để giảm đau. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng đối với những trường hợp nhẹ. Trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ chỉ giảm đi tức thời chứ không hết hoàn toàn.

2/ Thực hiện bài tập giảm đau cổ do nằm sai tư thế


Để giảm đau cổ do nằm sai tư thế, bạn có thể thực hiện bài tập giảm đau cổ đơn giản sau đây:

Nằm ngửa với tư thế như đang nằm nghỉ, thả lỏng cơ thể.

Giơ hai tay lên đầu và đan các ngón tay vào nhau.

Vừa thở ra vừa dùng hai cổ tay ôm lấy đầu và nâng cao lên tạo với mặt giường một góc vuông. Cố gắng đưa cằm tới gần cổ để tạo cảm giác thoải mái.

Từ từ nghiêng đầu sang bên trái rồi sang bên phải giúp cơ hai bên cổ căng ra hết cỡ.
Sau đó, đặt hai bàn tay xuống giường rồi xoay cổ về cả hai bên như trên. Chú ý thực hiện sao cho vai không bị nhấc lên khỏi mặt sàn. Không cần thực hiện động tác này quá lâu.

Xem thêm:


>> Đau cổ khi ngủ dậy chữa ở đâu tốt tại tphcm?

3/ Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ


Trong trường hợp đau nặng và kéo dài, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được cho lời khuyên phù hợp. Các thuốc có thể được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này là thuốc giảm đau chống viêm, thuốc giãn cơ, thuốc  phong bế thần kinh và vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, việc sử dụng vitamin E 400mg/1 viên/ngày cũng có thể được bác sĩ xem xét và kê đơn.

4/ Chữa đau cổ do nằm sai tư thếtheo Y học cổ truyền


Bệnh nhân có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc trung tâm Y học cổ truyền, trung tâm Đông y để được xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu vào các huyệt đạo ở vùng cổ vai gáy giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết và xua tan cơn đau nhức. Cách này cũng giúp người bệnh cử động cổ linh hoạt hơn, giảm co cứng cổ sau một dài nằm ngủ sai tư thế.

Nguồn internet
Đau lưng dưới là rất phổ biến, có người cho rằng đó là những cơn đau thắt lưng khó chịu nhưng không nguy hiểm. Đừng vì vậy mà không tìm cách khắc phục vì để lâu bệnh trở thành mãn tính gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà bạn không ngờ tới. Tìm hiểu triệu chứng đau lưng dưới sẽ giúp bạn phát hiện và đi thăm khám kịp thời.

Triệu chứng đau lưng dưới

Hội chứng đau thắt lưng dưới là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau cảm cúm, làm mất ngày công lao động. Mặc dù hội chứng đau thắt lưng là các biểu hiện đau có nguồn gốc từ cột sống, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây đau thắt lưng (bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh dạ dày, ruột, bệnh tim mạch, các khối u trong ổ bụng) cũng có thể gây đau thắt lưng, ở phụ nữ mang thai những tháng cuối cũng có thể là nguyên nhân gây đau thắt lưng, ngoài ra những căng thẳng về tâm lý cũng gây đau thắt lưng.

Thông tin bổ ích:


>> Đau xương cụt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới là gì?

- Chấn thương cơ học có thể do tư thế người không đúng, béo phì, thiếu tập thể dục, hút thuốc và vận động cơ thể không đúng.


- Thoát vị đĩa đệm (trượt đĩa) có thể gây kích thích các dây thần kinh và gây đau thần kinh tọa, một điều kiện đau đi dọc xuống mông và chân.

- Bệnh thoái hóa ảnh hưởng đến cột sống.

- Những điều kiện ít gặp bao gồm u cột sống, nhiễm trùng và gãy xương.

- Tùy thuộc vào nguyên nhân, bị đau lưng dưới có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc mạnh mẽ, xảy ra tại 1 điểm hoặc lan ra toàn bộ vùng lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau cứng các cơ bắp.

- Đau lưng dưới cũng có thể gây ra triệu chứng ở chân, chẳng hạn như đau, tê, hoặc ngứa râm ran. Các triệu chứng này có thể lan ra cả phía dưới đầu gối.

– Một trường hợp khá hiếm nhưng cực kì nghiêm trọng gọi là Hội chứng chùm đuôi ngựa Cauda Equina có thể xảy ra nếu các dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc tê trong cả hai chân hoặc mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

– Hầu hết các triệu chứng đau thắt lưng dưới là cấp tính và sẽ giảm trong một vài tuần. Tuy nhiên, bệnh này có thể trở thành mãn tính nếu bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực hoặc chán nản.

Theo phòng khám xương khớp Mayo